Thuốc Femara 2,5mg và những lưu ý


Công dụng Femara 2,5mg:

  • Điều trị bổ trợ cho phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư vú xâm lấn giai đoạn sớm có thụ thể nội tiết dương tính.
  • Điều trị bổ trợ kéo dài cho phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư vú xâm lấn giai đoạn sớm trước đây đã được trị liệu bổ trợ chuẩn bằng tamoxifen trong vòng 5 năm.
  • Điều trị bước một cho phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư vú tiến xa phụ thuộc nội tiết.
  • Điều trị ung thư vú tiến xa ở phụ nữ có tình trạng nội tiết mãn kinh tự nhiên hoặc nhân tạo, trước đây đã được điều trị với thuốc kháng estrogen sau khi có tái phát hoặc bệnh tiến triển.
  • Điều trị tân bổ trợ ở phụ nữ ung thư vú sau mãn kinh với thụ thể nội tiết dương tính, HER-2 âm tính khi hóa trị liệu không phù hợp và phẫu thuật ngay lập tức không được chỉ định.
  • Kích buồng trứng khi các liệu pháp bổ sung tăng chất lượng trứng, tăng rụng trứng như clomiphene citrate không hiệu quả.

Liều dùng – Cách dùng Femara 2,5mg

Điều trị ung thư vú:

Người lớn: liều thông thường 2,5 mg x 1 lần/ngày.

  • Trong điều trị bổ trợ và bổ trợ kéo dài: dùng trong 5 năm hoặc đến khi có tái phát bệnh, tùy theo điều kiện nào đến trước (ở bệnh nhân bị ung thư di căn: tiếp tục dùng cho đến khi khối u tiến triển rõ ràng).
  • Trong bổ trợ trước phẫu thuật: iếp tục dùng từ 4-8 tháng nhằm làm giảm tối ưu khối u (nếu đáp ứng không đủ: ngưng điều trị, lên lịch mổ và/hoặc thảo luận cách điều trị khác).

Trẻ em dưới 17 tuổi: không khuyến khích.

Kích trứng:

  • Liều thường: dùng 1 viên/ngày hoặc dùng theo chỉ định của bác sỹ.
  • Sử dụng liên tục trong 5 ngày.

Chống chỉ định Femara 2,5mg

  • Quá mẫn cảm với letrozole hay bất kỳ thành phần nào của thuốc Femara 2,5mg.
  • Thời kỳ nội tiết trước khi tắt kinh.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác dụng phụ Femara 2,5mg

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Femara 2,5mg letrozole: Nóng bừng, nóng ở trong khuôn mặt hay ngực, đau khớp, đau xương, đau cơ, rụng tóc, mệt mỏi, đổ mồ hôi bất thường hoặc đổ mồ hôi ban đêm, tiêu chảy, buồn nôn, tăng cân, yếu đuối, đau đầu, tào bón, tê ngứa ran, yếu, cứng ở tay hoặc ngón tay hay đau ở tay...

Xem thêm bài viết liên quan: https://nhathuoclp.hatenablog.com/entry/2022/04/02/171057

Nhận xét